Chiến lược của Liên Xô Chiến_tranh_Lạnh_(1953–1962)

Năm 1960 và 1961, Khrushchev đã tìm cách áp đặt ý tưởng răn đe hạt nhân trong quân sự. Học thuyết răn đe hạt nhân cho rằng lý do để sở hữu các loại vũ khí hạt nhân là để ngăn chặn một kẻ thù tiềm năng sử dụng nó, khi đó nếu mỗi bên đều sở hữu vũ khí hạt nhân thì chiến tranh sẽ không xảy ra bởi tất cả đều hiểu về mối đe doạ của một cuộc xung đột hạt nhân. Khrushchev tin rằng, sự "cùng tồn tại hoà bình" với chủ nghĩa tư bản sẽ trở thành hiện thực và cho phép ưu thế cố hữu của chủ nghĩa xã hội xuất hiện trong cuộc cạnh tranh kinh tế và văn hoá với phương Tây.

Khrushchev hy vọng rằng việc dựa tuyệt đối vào vũ khí hạt nhân của Lực lượng Tên lửa Chiến lược mới được hình thành sẽ loại bỏ nhu cầu tăng các chi phí quốc phòng. Ông cũng tìm các sử dụng răn đe hạt nhân để làm lý do cho việc cắt giảm binh lính trên diện rộng của mình; ông hạ thấp các lực lượng mặt đất, theo truyền thống là "lực lượng chiến đấu" của các lực lượng vũ trang Liên Xô; và có các kế hoạch thay thế những máy bay ném bom bằng tên lửa và hạm đội mặt đất với các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân.[2]

Tuy nhiên, trong cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba, Liên bang Xô viết chỉ có bốn R-7 Semyorka và một ít tên lửa liên lục địa R-16 được triển khai tên những bệ phóng dễ bị phá huỷ trên mặt đất.[5] Năm 1962 hạm đội tàu ngầm Liên Xô chỉ có 8 chiếc mang tên lửa tầm ngắn chỉ có thể được phóng từ tàu ngầm nổi trên mặt nước và vì thế đánh mất ưu thế ẩn nấp của chúng.

Nỗ lực của Khrushchev nhằm đưa ra một học thuyết hạt nhân răn đe giới hạn vào trong quân đội Liên Xô bị cho là sai lầm. Việc thảo luận về chiến tranh hạt nhân lần đầu tiên được nghiên cứu chính thức như một chiến lược có từ thập niên 1920 bởi Nguyên soái Vasilii Sokolovskii's trong sách "Chiến lược Quân sự" (xuất bản năm 1962, 1963, và 1968) và trong ấn bản năm 1968 của "Chủ nghĩa Marx-Lenin về Chiến tranh và Quân đội", tập trung trên việc sử dụng vũ khí hạt nhân để chiến đấu hơn là để răn đe một cuộc chiến tranh. Nếu một cuộc chiến như vậy nổ ra, cả hai phía sẽ theo đuổi những mục tiêu quyết định với các phương tiện và biện pháp mạnh nhất. Các tên lửa liên lục địa và máy bay sẽ tung ra nhiều cuộc tấn công vào các mục tiêu quân đội và dân sự của đối phương. Cuộc chiến sẽ diễn ra trên một bình diện địa lý lớn chưa từng thấy, nhưng các chuyên gia quân sự Liên Xô cho rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong giai đoạn đầu của cuộc chiến sẽ quyết định quá trình và kết quả của toàn thể cuộc chiến. Cả trong học thuyết và trong chiến lược, vũ khí hạt nhân đều có vị trí tối cao.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Lạnh_(1953–1962) http://histclo.com/essay/war/cold/war-cold.html http://www.hungarianquarterly.com/no154/086.html http://www.imdb.com/title/tt0046587/?ref_=tt_ov_in... http://www.imdb.com/title/tt0053137/ http://www.imdb.com/title/tt0093044/?ref_=nv_sr_1 http://www.imdb.com/title/tt0310853/?ref_=fn_al_tt... http://occawlonline.pearsoned.com/bookbind/pubbook... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.videofact.com/english/cia_kgb.html http://www.fordham.edu/halsall/mod/1956hungary-16p...